Đối với cơ sở lưu trú việc đặt tên phòng là cách các nhà quản lý thể hiện sự tinh tế trong định vị sản phẩm, tạo sự khác biệt và tạo tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh khách sạn.
Trong khi đó, tên của từng loại phòng giúp khách hàng bước đầu phân biệt được tiêu chuẩn phòng và mường tượng được sản phẩm mình sẽ sử dụng. Với một cơ sở lưu trú có phương án đặt tên phòng hợp lý sẽ giảm thiểu được việc khách hàng phàn nàn về sản phẩm họ nhận được.
Chính vì vậy, việc lựa chọn để đặt tên cho từng loại phòng có trong khách sạn thật sự rất quan trọng và bước không thể thiếu trong setup mới một cơ sở lưu trú.
Chúng ta cùng tìm hiểu về các cách đặt tên phòng khách sạn cơ bản có thể áp dụng với tất cả các quy mô.
Cấu trúc của tên phòng khách sạn :
Hạng phòng + Loại Phòng + Đặc điểm (nếu có)
Hạng phòng : Standard, Superior, Deluxe, Premier, Suite, Apartment …
Loại phòng : Single, Double, Twin, Triple …
Đặc điểm : City View, Sea View, Bathtub…
Ví dụ : Deluxe + Double + Sea View = Deluxe Double Room With Sea View
Như vậy có thể dễ dàng xác định được vế loại phòng và đặc điểm. Chỉ cần chúng ta phân chia hạng phòng hợp lý, khách sạn đã có được hệ thống tên phòng khoa học và hợp lý.
Bạn nên tuân thủ một số quy tắc để có thể phân chia hạng phòng thật hợp lý.
Phân chia theo diện tích. Phòng nhỏ nhất với nội thất cơ bản sẽ bắt đầu với Standard hoặc Superior. Tiếp theo là các hạng phòng có diện tích lớn hơn và đặc điểm được ưa chuộng sẽ lần lượt đặt tên Deluxe, Grand Deluxe, Premier…
Đối với hạng Suite hay Apartment chúng ta sẽ phải tuân theo một số tiêu chuẩn các hạng phòng tương ứng cần có như diện tích lớn, tiện nghi bếp, khu vực tiếp khách …Việc tuân thủ này tránh được việc khách có hình dung không đúng về chất lượng phòng khi đặt phòng.
Cách đặt tên phòng khách sạn có thể được các nhà quản lý áp dụng tùy vào mục đích và các tính từng khách sạn. Tuy nhiên, việc tuân theo quy tắc sẽ giúp khách sạn tránh được nhưng rủi ro và dễ dàng hơn trong việc quản lý.